Vì sao tràn dịch khớp gối hay bị tái lại và cách hạn chế

Vì sao tràn dịch khớp gối hay bị tái lại và cách hạn chế
Vòng xoắn luẩn quẩn tràn dịch – hút dịch – tràn dịch là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối.
Tràn dịch khớp gối luôn phải xác định được nguyên nhân do đâu. Các nguyên nhân có thể gặp là thoái hóa khớp, chấn thương, gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, nhiễm khuẩn, lao… Mỗi nguyên nhân sẽ có một phương pháp điều trị khác nhau. Thế nên điều trị lâu dài tránh tái phát cần có phác đồ cụ thể hóa trên mỗi bệnh nhân và dựa vào việc tuân thủ điều trị từ chính bệnh nhân

Nguyên nhân đau khớp gối dẫn đến tràn dịch

Đau khớp gối là tình trạng xuất hiện những cơn đau ở gối và khu vực xung quanh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Cơn đau thường bắt nguồn từ những vấn đề ở chính khớp gối hoặc từ các mô mềm, dây chằng, gân, túi hoạt dịch bao quanh đầu gối.

chua benh tran dich

Khi bị tràn dịch khớp gối, bạn thấy:

  • Sưng khớp: khớp trở nên căng hơn, to hơn. Do dịch tích tụ nên khớp sẽ sưng phồng, phù nề.
  • Nóng đỏ khớp: Vùng da quanh khớp gối đỏ lên và ấm hơn bình thường.
  • Đau nhức: Đau, nặng nề tại khớp gối. Cơn đau có thể xuất hiện trong vài chục phút, có khi kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày.
  • Vận động khó khăn: Khó co duỗi, leo cầu thang, đi lại

Có những nguyên nhân có thể gây đau khớp gối:

Mắc các bệnh lý.

– Thoái hóa khớp gối – là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu gối ở lứa tuổi trung niên. Tình trạng này xảy ra khi sụn đầu gối bị thoái hóa dần theo thời gian, làm cho khớp gối bị đau và sưng lên khi cử động.
– Viêm gân, viêm điểm bám gân.

– Viêm khớp dạng thấp.

– Viêm khớp phản ứng…

– U sụn màng hoạt dịch khớp gối.

– Nhiễm khuẩn khớp gối.

Hoạt động quá mức, sức. Các hoạt động đòi hỏi phải sử dụng đầu gối liên tục và chịu áp lực mạnh sẽ gây tác động lớn tới khớp gối, như là chơi bóng đá, bê vác nặng, đứng lâu… Lâu dần bao hoạt dịch tại khớp gối sẽ bị ảnh hưởng khiến dịch khớp tràn ra ổ khớp.
Gặp các chấn thương. Các tác động đột ngột từ va chạm, vấp ngã… khi chơi thể thao, lao động, tham gia giao thông hay sinh hoạt hàng ngày có thể gây chấn thương đầu gối. Các chấn thương thường gặp là: rách sụn chêm, rách dây chằng, gãy xương…

Điều trị và cách hạn chế tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm mà không gây nhiều biến chứng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chủ quan để đến khi nặng, thậm chí gặp biến chứng mới tới gặp bác sĩ.

Về nguyên tắc điều trị

Bác sĩ sẽ phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh để điều trị như: dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nếu thấy có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Dùng thuốc kháng viêm corticosteroid uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối.

Chọc hút sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân. Chọc hút có thể kết hợp với cả tiêm corticoid để điều trị. Ngoài ra, nội soi khớp giúp chẩn đoán và điều trị các tổn thương như sụn, dây chằng hoặc thoái hóa khớp.

viem khop goi tran dich

Cách hạn chế tràn dịch khớp gối tái lại

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều chườm đá và kê cao chân sẽ giúp tuần hoàn được thuận lợi và giảm sưng nề.

Thăm khám định kỳ để phát hiện các bệnh lý mạn tính. Việc điều trị tận gốc nguyên nhân sẽ giúp cho bệnh không tái phát và bệnh không tiến triển thành mạn tính.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối. Đó là: Nên chọn các nhóm thực phẩm chứa nhiều omega-3 đặc biệt là các loại cá béo: hồi, ngừ, mòi, dầu cá…Việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và các dạng chất xơ không chỉ giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, cảm thấy no lâu hơn để giúp duy trì cân nặng hợp lý nên gián tiếp làm giảm tổn thương khớp. Bổ sung vitamin A, C và K: Rau bina, bông cải xanh và các loại rau xanh khác cung cấp chất xơ cũng như các khoáng chất và vitamin quan trọng.

Không nên ăn nhiều đường, muối, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Hạn chế rượu bia, các chất kích thích. Ăn uống kết hợp với rèn luyện thể chất hằng ngày, duy trì cân nặng hợp lý cũng là điều quan trọng để giảm bớt áp lực lên đầu gối, giảm thiểu nguy cơ tổn thương và tràn dịch tại khớp.

Tác giả bài viết: Bs. Nguyễn Thu Thủy

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *