Đau là triệu chứng rất thường gặp. Có nhiều nguyên nhân gây đau, trong đó có viêm. Một số gia vị có sẵn trong bếp có tác dụng chống viêm, giảm đau… trong một số trường hợp

1. Gừng giúp giảm đau khớp, đau bụng kinh

  • Bài tập giảm đau, ngăn ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm

    Bài tập giảm đau, ngăn ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm

Gừng tươi có vị cay, tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ và vị; có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thủy giải độc.

Chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ Karishma Chawla cho biết, gừng chứa hoạt chất chống viêm giúp giảm viêm trong cơ thể và do đó giảm đau.

Sử dụng gừng giảm đau bằng cách ăn gừng sống (2g), dung dịch bôi ngoài với các chứng đau khớp hoặc uống nước gừng với các trường hợp đau bụng kinh…

2. Nghệ giúp giảm đau dạ dày

Thành phần chính được tìm thấy trong nghệ là curcumin có đặc tính giảm đau. Nghệ cũng là thực phẩm chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm sau phẫu thuật, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích và loét dạ dày.

Bên cạnh đó, nghệ cũng giúp tăng cường chức năng gan và giảm cholesterol. Bạn có thể sử dụng nghệ bằng nhiều cách như trà nghệ, uống tinh bột nghệ, đắp bột nghệ… để giảm đau.

photo-1688362405082

Có nhiều cách sử dụng nghệ sử dụng hỗ trợ giảm đau.

3. Hạt thìa là giảm đau bụng, đầy hơi

Hạt thìa là có vị cay nồng và đắng nên thường sử dụng để làm gia vị cho món dưa chua, nước sốt… Hạt thìa là có tác dụng hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và kiềm chế cơn đau do khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.

Bạn có sử dụng hạt thìa là dưới dạng trà, gia vị cho món ăn hoặc nước cất, tinh dầu…

4Bạc hà giảm đau cơ

Các đặc tính giảm đau mạnh, chống viêm và co thắt của lá bạc hà có tác dụng giảm đau răng, đau đầu, đau dây thần kinh và làm dịu co thắt cơ, giảm đau cơ.

Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc nhai một vài lá bạc hà để giảm đau. Ngoài ra, để giúp làm dịu tâm trí, giúp thư giãn các cơ và dây thần kinh khi bị kích thích hoặc co thắt dạ dày, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm có pha 8 đến 10 giọt tinh dầu bạc hà trước khi đi ngủ.

photo-1688362406075

Ngâm mình trong nước tắm có tinh dầu bạc hà giúp thư giãn cơ, giảm co thắt dạ dày.

5. Đinh hương giảm đau đầu, đau răng…

Tinh chất eugenol trong đinh hương hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và có thể làm dịu cơn đau đầu, viêm khớp và đau răng.

Đối với đau răng, nhai một nhánh đinh hương hoặc chấm một ít dầu đinh hương lên răng đau và nướu xung quanh bằng bông gòn để giảm đau.

Đối với đau cơ hoặc khớp, trộn một vài giọt dầu đinh hương với bất kỳ loại dầu vận chuyển nào. Sử dụng hỗ hợp để xoa bóp vùng đau trong vài phút.

Bạn có thể làm theo một trong hai biện pháp khắc phục này một vài lần trong ngày nếu cần.

Lưu ý: Thoa quá nhiều dầu đinh hương không pha loãng lên nướu có thể gây đau thêm. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp điều trị bằng dầu đinh hương để giảm đau răng.

Do dầu đinh hương cũng có nguy cơ gây chảy máu bất thường nên những người bị rối loạn chảy máu hoặc những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên hết sức thận trọng khi sử dụng.

photo-1688362406580

Đinh hương chứa inh chất eugenol có tác dụng giảm đau tự nhiên.

6. Muối giúp giảm đau chân

Đau chân là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Đau có thể xảy ra bất cứ nơi nào ở bàn chân bao gồm ngón chân, gót chân, lòng bàn chân, mắt cá chân, mu bàn chân. Những lý do phổ biến gây đau chân là do tuổi tác, đi giày không thoải mái, đi lại và đứng quá nhiều trong thời gian dài.

Muối chứa nhiều magie, có khả năng chống viêm đặc biệt giúp giảm đau cơ và nhức mỏi cơ thể. Bạn có thể sử dụng muối để ngâm chân nhằm xua tan mệt mỏi, đau đớn.

Thêm ½ cốc muối ăn vào một chậu nước ấm nhỏ và ngâm chân trong dung dịch muối ấm trong 10 đến 15 phút. Sự kết hợp giữa nhiệt và muối có tác dụng tốt trong việc thư giãn bàn chân và giảm đau.

photo-1688362407006

Ngâm chân nước muối giúp giảm đau.

7. Quế giảm đau do cảm lạnh, đầy hơi

Quế có đặc tính chống oxy hóa, sát trùng, chống viêm và chống đầy hơi. Loại gia vị này cũng là một nguồn khoáng dồi dào, bao gồm kali, canxi, mangan, sắt, kẽm và đồng, cùng với vitamin A, niacin và pyridoxine.

Quế thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như cảm lạnh thông thường, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, tiêu chảy, đau khớp và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Người ta cũng phát hiện ra rằng việc tiêu thụ quế thường xuyên có thể giúp những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, quế giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh tim. Tuy nhiên, không nên dùng với số lượng lớn trong thời gian dài, vì nó quế thể có tác dụng phụđặc biệt ở những người mắc bệnh gan.

Tác giả bài viết: Lê An

Nguồn tin: Báo sức khỏe và Đời sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *