Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan.
Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.
Vì sao amidan dễ bị viêm?
Thủ phạm gây viêm amidan có thể do: viêm đường hô hấp trên, lạnh, nhiễm siêu vi, cảm cúm. Amindan viêm cũng có thể liên cầu tán huyết beta nhóm A gây ra viêm amidan và hay gây ra biến chứng viêm khớp cấp, viêm nội tâm mạc, bệnh van tim và gây ra viêm cầu thận. Do vi khuẩn bạch hầu gây ra giả mạc làm nghẽn đường thở và tạo ra độc tố. Viêm amidan do nấm ở người suy giảm miễn dịch…
Bệnh nhân bị viêm amidan có biểu hiện:
Sốt cao trên 39- 40 độ C.
Hai amidan sưng đỏ, đôi khi có giả mạc trắng bám vào amidan.
Cảm giác khô cổ, đau cổ, khó nuốt.
Đau nhức đầu vùng hai bên thái dương, nghẹt mũi, chảy dịch hốc mũi, lúc đầu dịch nhày, trong, sau đó dịch đặc hơn, màu trắng hay vàng…
Viêm amidan tái phát nhiều lần, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng như: bệnh tinh hồng nhiệt, áp xe quanh amidan, viêm khớp cấp, viêm cầu thận…
Khi nào nên cắt amidan?
Không phải cứ viêm amidan là phải cắt. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt amidan trong những trường hợp sau:
Tần suất viêm: 7 lần/năm, 5 lần/năm trong 2 năm liên tiếp, 3 lần/năm trong 3 năm liên tiếp trở lên.
Amidan to ảnh hưởng đến nuốt, phát âm, gây ngủ ngáy, có cơn ngừng thở lúc ngủ
Viêm amidan có biến chứng: biến chứng tại chỗ như viêm tấy – apxe quanh amidan, biến chứng ở các cơ quan lân cận như viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản – phổi hoặc các biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ tim do liên cầu tan huyết beta nhóm A…
U amidan nghi ngờ ác tính cần cắt và gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh.
Amidan có nhiều hốc chứa tổ chức bã đậu gây hôi miệng.
Tác giả bài viết: BS. Bảo Trâm
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn