1. Đặc điểm của cây hoa gạo
Cây hoa gạo có tên gọi khác là mộc miên, bông gạo, gòn, cây gạo, hoa gạo. Tên khoa học là gossampinus malabarica; thuộc họ gạo.
Thân và cành có gia nhọn, lá kép lông chim, rễ phát triển mạnh, ăn sâu vào lòng đất.
Hoa mọc cánh nhỏ 5 cánh màu đỏ, quả mang hình thoi, hạt có hình trứng.
2. Bài thuốc từ cây hoa gạo
2.1 Hoa gạo
– Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy: Hoa gạo 20-30g, hoàng liên 5-10g, can khương 5-10g, đại táo 15g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Trị mụn nhọt, sưng tấy: Hoa gạo, kim ngân hoa giã nát đắp vào vùng da bị sưng tấy.
– Trị ho: Tang bạch bì 10g, trần bì 10g, bán hạ 10g, cam thảo 10g, hoa gạo 20g. Sắc uống trong ngày.
2.2 Vỏ cây gạo
– Điều trị bong gân: Dây đau xương, thiên niên kiện, vỏ thân gạo, rửa sạch, băng vùng gây đau.
2.3 Rễ gạo
– Điều trị đau xương khớp: Khương hoạt 10g, tần giao 10g, tang ký sinh 10g, ngưu tất 10g, rễ gạo 10g, đem rửa sạch, sắc nước uống.
2.4 Lá gạo
– Điều trị táo bón: Lá gạo 10-20 lá, địa hoàng 10g, mạch môn 10g. Sắc uống trong ngày.
2.5 Nhựa gạo
– Điều trị chứng tiểu bí, tiểu khó ở người già: Nhựa gạo 10g, mộc thông 10g, kim tiền thảo 10g. Sắc uống trong ngày.
Lưu ý:
- Khi sử dụng cây hoa gạo như một vị thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh dùng không đúng bệnh, dùng quá liều.
- Khi dùng các bộ phận của cây hoa gạo mà gặp bất kỳ dầu hiệu bất thường nào thì cần ngừng sử dụng và được thăm khám kịp thời.
Tác giả bài viết: BS. Vũ Duy Thành
Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống